Quan niệm của Marx về giai cấp Giai_cấp

Quan niệm của Karl Heinrich Marx về giai cấp nhằm mục đích giải thích sự biến đổi xã hội và xây dựng một lý thuyết về lịch sử phát triển xã hội, ông đưa ra câu hỏi:

  • Tại sao xã hội lại biến đổi?
  • Xã hội biến đổi như thế nào?
  • Tương lai xã hội sẽ ra sao?

Karl Marx tin rằng câu trả lời nằm trong mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội. Những cuộc đấu tranh giai cấp tạo ra động lực thúc đẩy lịch sử phát triển xã hội, hình thành nên những hình thái kinh tế, xã hội mới. Lịch sử loài người là một lịch sử của sự thay thế giai cấp cũ bằng giai cấp mới. Marx cho rằng không có sẵn câu trả lời đơn giản cho vấn đề có bao nhiêu giai cấp được hiện diện trong xã hội; ngược lại, câu trả lời này phụ thuộc vào xã hội đó là gì và đang ở giai đoạn lịch sử nào. Bởi vậy, Marx xác định có 4 giai cấp trong xã hội La Mã cổ đại là quý tộc, hiệp sĩ, bình dân và nô lệ, và một số lượng giai cấp lớn hơn trong xã hội thời Trung cổchâu Âu. Marx cho rằng, trong xã hội tư bản chủ nghĩa chỉ có 2 giai cấp chính: tư sảnvô sản.

Yếu tố kinh tế của giai cấp

Đặc trưng quan trọng nhất của quan niệm của Marx về giai cấp là vai trò quyết định của yếu tố kinh tế. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất quy định việc phân chia xã hội thành hai giai cấp cơ bản, hai phe - những người có tư liệu sản xuất và những người không có tư liệu sản xuất. Ông cho rằng, mối quan hệ với tư liệu sản xuất là "bí mật cuối cùng, được che giấu cho sự giải thích toàn bộ xã hội".

Yếu tố tư tưởng, tâm lý, ý thức của giai cấp

Trong khi nhấn mạnh vai trò của yếu tố kinh tế, vật chất trong phân chia giai cấp; Marx cũng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố tư tưởng, tâm lý, ý thức trong việc hình thành giai cấp. Để thực sự là một giai cấp, các cá nhân không phải chỉ có một vị trí giống nhau trong xã hội và cùng chung bối cảnh kinh tế xã hội, mà họ còn phải có một nhận thức chung về hoàn cảnh của mình, về những lợi ích của mình và kẻ thù giai cấp - đó là, giai cấp tự ý thức về mình.

Ngoài hai giai cấp cơ bản, đối địch nhau, trong xã hội tư bản chủ nghĩa còn có các nhóm xã hội khác, gọi là tầng lớp trung gian - đó là các nhóm xã hội giữ địa vị trung gian giữa giai cấp tư sản và vô sản. Cùng với sự phát triển của xã hội, các tầng lớp, giai cấp trung gian không bị teo lại mà phát triển. Một mặt, một bộ phận tư sản bị phá sản trở thành vô sản; một bộ phận người lao động có kiến thức chuyển sang làm việc trong lĩnh vực hoạt động trí óc. Mặt khác, xã hội phát triển theo hướng mở rộng khu vực kinh tế dịch vụ (thương mại, khoa học, quản lý, văn hóa, dịch vụ xã hội,...) làm tăng số người tham gia các hoạt động này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giai_cấp http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/4... http://etext.lib.virginia.edu/cgi-local/DHI/dhi.cg... http://web.archive.org/20031204093507/homepage.mac... http://web.archive.org/20040123021659/homepage.mac... http://web.archive.org/20040423151144/homepage.mac... http://www.classism.org http://www.marxists.org/archive/lenin/works/1919/j... http://mises.org/journals/jls/9_2/9_2_5.pdf http://mm.mises.org/mp3/marxism/Raico.mp3 http://www.mises.org/journals/jls/1_3/1_3_2.pdf